Banner-header-duhal
cầu dao tự động

Cầu chì và cầu dao điện đều phục vụ cùng một mục đích – ngăn chặn dòng điện quá tải qua mạch để tránh hỏa hoạn và sự cố chập điện không mong muốn. Cả 2 loại thiết bị này đều có khả năng ngắt tức thời dòng điện chạy qua dây, nhưng mỗi loại lại sở hữu những nguyên lý ngắt và ứng dụng lắp đặt có một chút khác nhau.

Bài viết dưới đây từ dentricuong.vn sẽ giúp bạn phân biệt được giữa cầu chì (fuse) và cầu dao điện (circuit breaker), đâu là những khác biệt chính về ứng dụng trong điện, cách lắp đặt, nguyên lý hoạt động, lợi thế và bất cập của mỗi loại.

Sự khác biệt lớn nhất giữa cầu chì (fuse) và cầu dao điện (circuit breaker)

cầu chì

Tuy cầu chì điện và cầu dao điện đều có chức năng ngắt dòng điện qua mạch khi phát hiện quá tải có thể gây nóng, cháy, nổ các thiết bị điện.

Cầu chì điện là một phần tử (thiết bị bảo vệ) khi phát hiện quá tải điện qua mạch, sẽ nóng chảy bộ phận kim loại bên trong, vì bị nóng chảy, dòng điện sẽ không vào được dây, bảo đảm an toàn.
Cầu chì ngắt mạch điện quá tải rất nhanh, nhưng khi bị nóng chảy, chúng phải được thay thế mới

cầu dao (CB) tự động

Cầu dao điện (ta hay gọi là CB, viết tắt của circuit breaker) thì lại không ngắt điện theo nguyên lý nóng chảy, mặt khác, chúng được trang bị cơ chế chuyển đổi tự động bên trong giúp ngắt điện mà không phải thay mới hay sửa chữa phức tạp sau khi sự cố quá tải xảy ra.
Cầu dao điện sau khi phát hiện quá tải điện và ngắt tự động, chúng đơn giản chỉ cần phải reset lại, sau đó có thể hoạt động như mới.

Để có thể phân biệt rõ ràng giữa 2 loại thiết bị bảo vệ này, chúng ta cần phân tích sâu hơn về những điểm lợi thế và bất lợi giữa cầu chì và cầu dao điện.

Có thể bạn cần: Bảng giá Duhal

Cầu chì – Fuse

hệ thống điện trong nhà

Trước tiên, trong ngành điện, khi nghe nói đến fuse (tạm dịch nghĩa gốc là “tự tan chảy”), bạn nên hiểu là chúng ta đang nói đến thiết bị cầu chì có thể chảy phần kim loại bên trong để ngắt dòng điện đi qua.

Cầu chì được nghiên cứu và sản xuất với rất nhiều loại – cả cho lắp đặt hệ thống dân dụng và thương mại.
Loại phổ biến nhất là loại được cấu thành từ dây kim loại hoặc dây tóc với lớp vỏ ngoài làm bằng gốm, kim loại hoặc có thể là thủy tinh.

Trong thi công dân dụng, cầu chì thường được lắp đặt vào hộp cầu chì trung tâm, nơi toàn bộ mạch điện phân bổ toàn căn nhà sẽ đi qua.

hộp cầu chì

Khi đóng điện, cầu chì sẽ cho phép dòng điện đi qua phần dây tóc (hay kim loại) của mình, nếu đây là dòng điện ổn định và được cho phép đi qua. Trong trường hợp quá tải điện (chẳng hạn như dây điện quá nhỏ mà phải chịu nhiều thiết bị điệm hoạt động cùng lúc), cầu chì sẽ tự tan chảy và ngắt dòng điện qua dây, đi đến các thiết bị khác.

Có 2 trường hợp, hoặc bị nóng chảy hoặc nổ. Sau sự cố, bạn đều phải thay cầu chì mới để có thể đưa hệ thống hoạt động lại bình thường.

Vậy, khi mua cầu chì, cần lưu ý về mức điện áp và công suất phù hợp thiết bị này đáp ứng tối ưu cho hệ thống điện nhà. Thông thường, điện dân dụng 220V cần loại cầu chì với mức điện áp cho phép tối đa cao hơn để có thể phát hiện quá tải.

Cầu dao tự động (Circuit breaker – CB)

CB là viết tắt tiếng anh của Circuit breaker, nói đến thiết bị phát hiện dòng điện quá tải và ngắt điện tự động, chúng ta hay gọi là cầu dao tự động, hay aptomat, hay CB (ci-bi) đều được.

cầu dao điện panasonic

Cầu dao điện (ngoài loại tự động, sẽ nói sau) còn có loại thông thường, yêu cầu ngắt điện thủ công (bằng tay) khi phát hiện quá tải hay ngắn mạch.

Khác với công tắc, cầu dao thường ngắt đồng thời cả dây pha và dây trung hòa, có khả năng dò tìm các dòng điện bị lỗi (tùy loại), chống rò điện đất hoặc đóng mở tự động để trở lại điện kiện bình thường mà không cần bất kỳ một can thiệp thủ công nào.

Về loại của cầu dao tự động, có ngắt 1 pha và 3 pha.

Xem ngay: 10 câu hỏi thường gặp về đèn LED

Những lợi thế và bất lợi

Cầu chì rất rẻ, được bày bán hầu như mọi nơi tại các cửa hàng điện. Chúng có tốc độ phản hồi với dòng điện quả tải rất nhạy, bảo vệ tối đa hệ thống điện khỏi những trang thiết bị điện, hệ thống dây dẫn bất ổn và nhạy cảm nhất.

Vấn đề với cầu chì, là nếu mạch điện dễ đột biến (nhưng không quá nguy hiểm) khiến cho cầu chì dễ nóng chảy và nổ thì đây lại vô tình trở thành điểm bất lợi của thiết bị này.

cầu chì nổ

Điểm không mấy lợi thế của CB – cầu dao tự động, là chúng có thể tốn kém hơn khi tiến hành thi công lắp đặt, bảo trì và sửa chữa, nhất là đối với một hệ thống điện lớn (nhà lớn, trung tâm thương mại, tòa nhà,…)

Cầu dao điện tử sẽ không có phản ứng nhạy với dòng điện biến đổi như cầu chì, với điện áp mạnh gây nguy hiểm, cầu dao sẽ ngắt tốt để bảo đảm an toàn. Thế nên đối với những biến đổi không đáng kể với CB nhưng lại quá tải với vài loại bóng đèn, có thể gây nóng, nổ, cháy thiết bị điện mà CB-cầu dao không thể can thiệp. Đây là điểm bất lợi.

cầu dao tự động

Trên đây là những phân tích dentricuong.vn gửi đến bạn giúp phân biệt nhằm hiểu rõ hơn về 2 loại thiết bị bảo vệ hệ thống điện phổ biến nhất hiện nay – Cầu chì (fuse) và cầu dao điện (circuit breaker).

Tìm đọc nhiều bài blog đèn điện bổ ích khác tại đây. Cảm ơn bạn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0908 504 886
0909 625 123
0902 504 886
Zalo
0908 504 886
Chỉ đường